Thủ tướng đồng ý nới room chứng khoán

. Các trường hợp bị ràng buộc, theo Nghị định, là công ty kinh doanh trong các lĩnh vực có giới hạn về tỷ lệ sở hữu theo các điều ước quốc tế hoặc pháp luật về đầu tư, luật chuyên ngành.  Đối với những ngành có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không quy định về sở hữu thì giới hạn là 49%. “Việc room của các công ty được mở còn phải căn cứ vào điều lệ hiện quy định ra sao”, lãnh đạo này lưu ý.  Trước đó, theo dự thảo gần nhất của Nghị định, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết Việt Nam mới chỉ được nới từ 49% lên 60%. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán là 49% tổng số cổ phần lưu hành của công ty đại chúng. Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, room ngoại sẽ không được vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác

Các trường hợp bị ràng buộc, theo Nghị định, là công ty kinh doanh trong các lĩnh vực có giới hạn về tỷ lệ sở hữu theo các điều ước quốc tế hoặc pháp luật về đầu tư, luật chuyên ngành. Đối với những ngành có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không quy định về sở hữu thì giới hạn là 49%.

Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, room ngoại sẽ không được vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác. Các tỷ lệ này cũng áp dụng với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, nếu các quy định về cổ phần hoá không nêu rõ tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Trước khi văn bản nêu trên được công bố cuối ngày 26/6, thông tin về việc nới room cũng đã được Bộ trưởng Tài chính – Đinh Tiến Dũng tiết lộ tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành. Hy vọng thời gian tới, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường các hoạt động tại thị trường Việt Nam”, người đứng đầu Bộ Tài chính bày tỏ.

Chia sẻ kỳ vọng này, song khi trao đổi với VnExpress chiều 26/6, lãnh đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng khuyến nghị thị trường nên bình tĩnh trước thông tin nêu trên. “Việc room của các công ty được mở còn phải căn cứ vào điều lệ hiện quy định ra sao”, lãnh đạo này lưu ý. Trước đó, theo dự thảo gần nhất của Nghị định, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết Việt Nam mới chỉ được nới từ 49% lên 60%.

Trong khi đó, thị trường cũng đã chờ đợi sự xuất hiện của Nghị định này từ nhiều năm qua, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho nhà đầu tư ngoại tham gia tích cực hơn vào thị trường chứng khoán. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán là 49% tổng số cổ phần lưu hành của công ty đại chúng. 

Hiện có hàng chục mã cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán tập trung HOSE, HNX đã “cạn” room cho nhà đầu tư nước ngoài. Phần lớn trong đó là cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn. 

Nghị định 60 cũng quy định việc khối ngoại có thể đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp… Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ phiếu phải tuân thủ quy định về room.

Bên cạnh đó, khối ngoại cũng không bị hạn chế khi bỏ vốn vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký…

Thanh Lan – Phương Linh

UPCoM nâng biên độ dao động giá lên 15% từ 1/7

Trong thời gian tới, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai việc phân bảng thị trường UPCoM dựa trên các tiêu chí như quy mô vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin.

Những giải pháp này được kỳ vọng sẽ tăng tính hấp dẫn của thị trường UPCoM, thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường.

UPCoM là thị trường giao dịch chứng khoán dành cho công ty đại chúng chưa niêm yết, được chính thức khai trương ngày 24/6/2009.


0913.756.339