Chương trình giáo dục thể chất xuất hiện trong thời gian biểu hàng ngày tại BVIS. Nhà trường còn tạo điều kiện để học sinh tự lựa chọn bộ môn yêu thích và tham gia nhiều môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng mềm, bơi lội, cầu lông, nhảy cao… Trẻ được học tập trên cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế, từ chất lượng sân cỏ đến không gian hồ bơi trong nhà, hay phòng thể dục chuyên nghiệp.
Học sinh BVIS tham gia các giải đấu thể thao.
Khác với bài tập cá nhân, các môn thể thao đội nhóm giúp trẻ nâng cao khả năng hòa nhập với cộng đồng, gắn kết bền chặt với bạn bè đồng trang lứa. Hoạt động theo nhóm cũng rèn luyện tinh thần đồng đội khi trẻ phải làm việc cùng tập thể, đồng thời khơi dậy khả năng lãnh đạo và tự lập ngay từ nhỏ.
Huấn luyện viên Kereem Hodge của đội bóng rổ Sài Gòn Heat chia sẻ bí quyết thành công trong thể thao cho học sinh BVIS.
Ngoài giờ giáo dục thể chất cố định hàng tuần, học sinh BVIS còn được tham gia các câu lạc bộ thể thao ngoại khóa sau giờ lên lớp và nhiều giải đấu thể thao. Cuộc tranh tài với các trường khác hoặc thuộc Hiệp hội các trường quốc tế Anh tại châu Á (Fobisia) giúp trẻ tăng cường tinh thần đồng đội, đoàn kết, hợp tác và học hỏi đội bạn. Các giải đấu thể thao được tổ chức thường xuyên, nhằm hình thành thói quen thể dục thể thao và lối sống lành mạnh cho trẻ ngay từ sớm.
Trường quốc tế Anh – Việt (BVIS) giảng dạy các cấp mầm non, tiểu học và trung học. Nhà trường áp dụng chương trình của Bộ Giáo dục Anh và đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục Việt Nam đối với các trường quốc tế. Học sinh tốt nghiệp BVIS được nhận bằng Trung học quốc tế IGCSE và Tú tài Anh A Level. Liên hệ BVIS TP HCM tại đây hoặc điện thoại 08 3758 0709 – 08 3758 0717; BVIS Hà Nội tại đây hoặc điện thoại 04 6266 8800.
An San
Phất lên từ khủng hoảng Hy Lạp
Trong năm nay, cứ mỗi ngày trôi qua lại có 60 doanh nghiệp bị khai tử.
Công ty gia đình Topalidou chỉ là một ví dụ cho thấy cách doanh nghiệp có thể đi lên từ khủng hoảng, khi con người buộc phải thay đổi cuộc sống của mình để thích nghi. “Khách hàng bây giờ không có nhiều tiền để mua đồ mới, do vậy họ phải tìm cách thay đổi và cải thiện cuộc sống, thậm chí còn cố gắng tự may cả đồ”, cô nói.
Chi tiêu hộ gia đình đã giảm 30% kể từ năm 2010, theo số liệu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF).