Khối ngoại lại đẩy mạnh xả hàng trên sàn chứng khoán

. Điều này đã bắt đầu tác động đến các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, dẫn đến dòng vốn ngoại sẽ có xu hướng dịch chuyển vào những kênh đầu tư hấp dẫn hơn. Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Ocean, Mai Vũ Thảo đánh giá có nhiều nguyên nhân khiến lực bán ròng của khối ngoại gia tăng trở lại trong trung tuần tháng 11. Thứ hai, nhóm cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đã tăng khá tốt trong thời gian qua nên xảy ra tình trạng chốt lời, điển hình nhất trong số này là KDC.  Thứ ba là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ vào năm tới. Nếu trừ đi lực mua vào 5,3 triệu đơn vị, ứng với 186,99 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn một triệu chứng khoán, tương đương 55 tỷ đồng, tăng hơn 440% về lượng và hơn 100% về giá trị so với phiên liền trước

Gần đây nhất là phiên giao dịch ngày 20/11, khối ngoại tiếp tục bán 6,3 triệu cổ phiếu tại HOSE, tăng hơn 70% so với phiên trước đó. Tổng giá trị xả hàng xấp xỉ phiên ngày 19/11, đạt 241,68 tỷ đồng. Nếu trừ đi lực mua vào 5,3 triệu đơn vị, ứng với 186,99 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn một triệu Chứng khoán , tương đương 55 tỷ đồng, tăng hơn 440% về lượng và hơn 100% về giá trị so với phiên liền trước. GAS, DPM, KDC, HPG, VIC lần lượt có giá trị bán ròng đạt 12-19,5 tỷ đồng. FLC cũng bắt đầu xuất hiện trong danh sách bán ròng của khối ngoại.

Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Ocean, Mai Vũ Thảo đánh giá có nhiều nguyên nhân khiến lực bán ròng của khối ngoại gia tăng trở lại trong trung tuần tháng 11. Thứ nhất là một số quỹ ETF bị rút vốn đã làm ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của khối ngoại. Thứ hai, nhóm cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đã tăng khá tốt trong thời gian qua nên xảy ra tình trạng chốt lời, điển hình nhất trong số này là KDC. Thứ ba là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ vào năm tới. Theo đó lãi suất sẽ tăng lên và nguồn cung đồng USD trên thị trường cũng thu hẹp lại. Điều này đã bắt đầu tác động đến các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, dẫn đến dòng vốn ngoại sẽ có xu hướng dịch chuyển vào những kênh đầu tư hấp dẫn hơn. “Nguyên nhân này được xem là quan trọng nhất và có khả năng sẽ khiến việc xả hàng của khối ngoài kéo dài thêm”, ông Thảo đánh giá.

Ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc Tư vấn đầu tư tại Công ty Chứng khoán MayBank Kim Eng (MBKE) nhận định từ nay đến hết năm thậm chí lâu hơn, tình trạng xả hàng, rút dòng tiền về của khối ngoại có thể  tiếp diễn trong trung hạn. “Đây không phải là diễn biến đặc thù của riêng thị trường chứng khoán Việt Nam mà là tác động toàn cầu”, ông Khánh nói.

Chuyên gia này giải thích, chính sách thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất của chính phủ Mỹ đã ít nhiều tác động đến xu hướng bán ròng của khối ngoại tại HOSE trong những phiên gần đây. Đầu tư thị trường tài chính quốc tế và thanh toán thương mại quốc tế hầu như đều dùng đồng bạc xanh, nên một khi nguồn cung ngoại tệ này bị thu hẹp thì ít nhiều sẽ tác động lên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, theo ông Khánh, vốn ngoại đầu tư tài chính vào thị trường chứng khoán chỉ là ngắn hạn chứ không phải lâu dài. Hơn nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối nhỏ nên tác động không nhiều bằng những thị trường khác. Các đợt bán ròng sẽ xen kẽ và có phần lấn lướt hơn nhưng đó không phải là điều đáng ngại. “Nhiều tập đoàn quốc tế đã và đang nhắm đến thị trường Việt Nam theo hình thức đầu tư vào sản xuất hoặc mua bán sáp nhập. Điều này có thể hỗ trợ tâm lý khá tốt cho thị trường chứng khoán vì nền kinh tế vẫn tiếp tục hút FDI”, ông Khánh dự báo.

Hà Thanh

Cổ phiếu thực phẩm sa sút, Vn-Index lùi về 582 điểm

Tiếp đà giảm phiên cuối tuần trước, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/11, Vn-Index rớt 5,5 điểm, về 582,53 điểm, mua bán 115,9 triệu cổ phiếu, ứng với hơn 2.000 tỷ đồng, thỏa thuận 3,6 triệu đơn vị, đạt hơn 125 tỷ đồng.

Nhiều mã thực phẩm mất giá đã góp phần khiến thị trường nối dài mạch giảm cuối tuần trước.


0913.756.339