Thí sinh ở Hà Nội tăng tốc nộp – rút hồ sơ

. Với số điểm 24,75, đứng vị trí thứ 200 trên 90 chỉ tiêu vào ngành Sư phạm Luật, Ly không còn ở cơ hội vào Đại học Sư phạm nên sẽ nộp tiếp vào Đại học Công đoàn. Lượng hồ sơ rút ra của Đại học Sư phạm Hà Nội sáng 13/8 đã đông hơn so với những ngày trước. Tất cả đều nhận được phiếu hẹn hôm sau. Ông dự kiến, cuối đợt xét tuyển, sự dao động phổ điểm mới diễn ra bởi còn nhiều học sinh điểm cao đang cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới nộp hồ sơ. Thí sinh khi đến chỉ cần thông báo mình nộp vào thời điểm nào là cán bộ trực có thể dễ dàng tìm được tập hồ sơ vào thời gian tương ứng và cho thí sinh tự tìm kiếm. Nguyễn Thùy Dung (THPT Phù Lưu, Tuyên Quang), thí sinh đạt 21 điểm khối B lo lắng thông báo việc chưa lấy được hồ sơ cho bố mẹ. Trưởng phòng Đào tạo Lê Quốc Hạnh cho biết thêm, để mọi thủ tục được thuận tiện nhất cho thí sinh, nhà trường đã chuyên môn hóa công việc của ban thư ký như nhóm nhập liệu hồ sơ thu được kiêm luôn việc sắp xếp và người trả hồ sơ cần nắm chắc thứ tự sắp xếp các mã hồ sơ để rút được nhanh nhất

Theo nhiều đại học tại Hà Nội, từ 3 ngày nay bắt đầu có nhiều thí sinh đến rút hồ sơ đăng ký xét tuyển, đông nhất là ngày 13/8. Tại khu vực Phòng Đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội có khá đông thí sinh, phụ huynh đến làm thủ tục rút. Nguyễn Thùy Dung (THPT Phù Lưu, Tuyên Quang), thí sinh ngành Kỹ thuật KT31 (đạt 21 điểm khối B) cho biết, từ 8h sáng đã có mặt ở phòng rút hồ sơ và thấy vài chục bạn đứng chờ. Tất cả đều nhận được phiếu hẹn hôm sau. Một vài trường hợp nhà xa được cán bộ nhắn nhủ chờ đến 16h.

Nhà cách trường 200 km, sáng nay Dung phải bắt xe khách từ 3h30 rồi đi xe buýt đến Đại học Bách khoa. “Em cứ nghĩ lấy được hồ sơ luôn rồi đi nộp ngay vào Học viện Tài chính và trong ngày có thể về nhà. Giờ các cô bảo phải chờ mà không chắc lấy được, em chẳng biết phải làm gì ngoài việc đợi ở phòng làm thủ tục. Gia đình không có người quen ở Hà Nội nên em không biết tối nay sẽ ở đâu”, nữ sinh tâm sự.

Dung lo lắng chuyện nộp nguyện vọng muộn sang Học viện Tài chính có làm mất cơ hội đỗ đại học. Việc rút hồ sơ khó khăn như ở Đại học Bách khoa cũng làm em sợ “nếu trường nào cũng phải chờ thế thì em không kịp nộp vào đại học khác và có thể thất bại trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1”, Dung nói rồi buồn bã xuống quán ven đường ăn tạm chiếc bánh mỳ cho bữa trưa.

Nguyễn Thùy Dung (THPT Phù Lưu, Tuyên Quang), thí sinh đạt 21 điểm khối B lo lắng thông báo việc chưa lấy được hồ sơ cho bố mẹ. Ảnh: Quỳnh Trang.

Cũng nhận được giấy báo hẹn hôm sau mới lấy được hồ sơ đăng ký xét tuyển cho con, ông Quang (Bắc Giang) than, kinh phí mỗi lần đi về hai bố con là 400 nghìn đồng. “Chỉ mỗi việc rút hồ sơ mà đi lại 2 ngày, mất đến cả triệu đồng. Làm nông dân như vợ chồng tôi, cấy bao nhiêu lúa mới đủ được”, ông Quang nói. 

Trao đổi với VnExpress, Trưởng phòng Đào tạo Nguyễn Phong Điền cho biết, lượng rút hồ sơ trong 3 ngày vừa qua lên đến hơn 1.000.

Tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trưởng phòng Đào tạo Kiều Xuân Thực cho biết, thí sinh bắt đầu rút hồ sơ đông lên từ 3 ngày nay với số lượng khoảng 1.200. Tuy nhiên, lượng nộp vào mỗi ngày cũng khoảng 1.000. Dù tổng số hồ sơ đã nộp vào Đại học Công nghiệp Hà Nội lên đến hơn 13.500, nhưng công tác rút hồ sơ của thí sinh không gặp khó khăn.

“Chúng tôi đánh số thứ thự các hồ sơ, có mã vạch tương ứng và sắp xếp khoa học theo từng tập một nên chỉ cần thí sinh đưa ra biên lai khi nộp hồ sơ ra là cán bộ có thể tìm thấy. Bình thường chúng tôi sẽ trả ngay được hồ sơ cho thí sinh. Lúc đông nhất cũng chỉ trả trong buổi chứ không để các em phải chờ đợi nhiều”, ông Thực nói.

Tại Đại học Hà Nội sáng 13/8 có khá đông thí sinh đến rút hồ sơ. Trưởng phòng Đào tạo Lê Quốc Hạnh cho biết, những ngày trước gần như không có trường hợp nào nhưng hôm nay bắt đầu “nóng lên”. Hơn 20 hồ sơ được rút trong buổi sáng 13/8.

Ở trường này, thí sinh có thể lấy được hồ sơ chỉ sau 10-20 phút. Nguyễn Thị Quỳnh (THPT An Lão, Hải Phòng) cho biết, những ngày qua xem trên báo chí tình hình rút hồ sơ của thí miền Nam, em lo sẽ gặp rắc rối. Xuất phát ở nhà từ 4h sáng để đến trường được sớm và Quỳnh đã nhanh chóng nhận lại hồ sơ và mang sang đại học khác nộp luôn trong ngày.

“Thủ tục khá đơn giản, em chỉ cần ghi phiếu xin rút hồ sơ, trình chứng minh thư, biên lai nộp vào lần trước là được trả hồ sơ”, Quỳnh chia sẻ. Với 29,25 điểm khối D (đã nhân hệ số 2 môn tiếng Anh), nữ sinh này đứng ở vị trí 400 trên 250 chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành Ngôn ngữ Anh nên quyết định rút và nộp sang Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Thí sinh Hà Thiều My (Hà Nội) đạt 31,5 điểm, Trương Công Định (THPT Hậu Lộc 1, Thanh Hóa) đạt 27,5 điểm đều vui vẻ khi rút hồ sơ, chuyển ngành học vì thủ tục nhanh chóng, nhẹ nhàng.

Trưởng phòng Đào tạo Lê Quốc Hạnh cho biết thêm, để mọi thủ tục được thuận tiện nhất cho thí sinh, nhà trường đã chuyên môn hóa công việc của ban thư ký như: nhóm nhập liệu hồ sơ thu được kiêm luôn việc sắp xếp và người trả hồ sơ cần nắm chắc thứ tự sắp xếp các mã hồ sơ để rút được nhanh nhất. Hội đồng tuyển sinh đồng thời sử dụng tối đa phương tiện công nghệ như Facebook để giao tiếp với thí sinh, hỗ trợ giải quyết cho những người tỉnh xa.

“Điều quan trọng là luôn có người ở chỗ trả hồ sơ để không thí sinh nào phải chờ đợi vất vả. Các em bây giờ đang bước vào cuộc chạy đua gay cấn nên thời gian là rất quan trọng”, ông Hạnh nói.

Lượng hồ sơ rút ra của Đại học Sư phạm Hà Nội sáng 13/8 đã đông hơn so với những ngày trước. Ảnh: Quỳnh Trang.

Tại Đại học Sư phạm Hà Nội, lượng thí sinh rút hồ sơ hôm nay tăng lên so với các ngày trước. Một cán bộ trả hồ sơ cho biết, trong sáng 13/8 có khoảng 120 bộ đã được rút ra. Để thuận tiện, trường sắp xếp hồ sơ đăng ký thành các gói có ghi rõ buổi, ngày và người phụ trách nhận. Thí sinh khi đến chỉ cần thông báo mình nộp vào thời điểm nào là cán bộ trực có thể dễ dàng tìm được tập hồ sơ vào thời gian tương ứng và cho thí sinh tự tìm kiếm.

Sau 10 phút lục tìm, Lý Thảo Ly (Bắc Kạn) đã tìm được hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học của mình. Với số điểm 24,75, đứng vị trí thứ 200 trên 90 chỉ tiêu vào ngành Sư phạm Luật, Ly không còn ở cơ hội vào Đại học Sư phạm nên sẽ nộp tiếp vào Đại học Công đoàn.

Một số đại học khác hiện còn yên ắng trong việc rút hồ sơ tuyển sinh. Theo trưởng phòng Đào tạo Đại học Thủy lợi Nguyễn Tuấn Anh, đến sáng 13/8 mới có 59 hồ sơ được rút ra trên tổng số gần 2.300 bộ nộp vào. Lượng nộp vào mỗi ngày thời gian này khoảng 100-200 bộ.

Học viên Ngân hàng đến 12/8 có 34 hồ sơ được rút ra. Trưởng phòng Đào tạo Trần Mạnh Dũng cho rằng, con số này sẽ không tăng cao bởi phổ điểm năm nay khá ổn định. Ông dự kiến, cuối đợt xét tuyển, sự dao động phổ điểm mới diễn ra bởi còn nhiều học sinh điểm cao đang cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới nộp hồ sơ.

Theo quy định đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ kéo dài đến hết ngày 20/8 và chậm nhất đến 25/8 các trường đại học phải công bố điểm trúng tuyển.

Quỳnh Trang

Đề xuất nới thêm điều kiện cho người Việt về nước mua nhà

Ví dụ, trong hộ chiếu của Chính phủ Mỹ cấp cho người Việt ở nước ngoài được sinh tại Việt Nam được ghi rõ: “Nơi sinh: Việt Nam” (Place of Birth: Vietnam).


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913.756.339